Mẹ nên ăn gì để thai nhi tăng cân đều và bứt phá khi cần thiết?

an-gi-de-thai-nhi-tang-can-1-1

Trong suốt giai đoạn thai kỳ của người mẹ thì không ít các trường hợp các mẹ phải đau đầu suy nghĩ về việc nên ăn gì để thai nhi tăng cân bởi trong quá trình mang thai một số mẹ bầu thay đổi nội tiết tố nên chế độ ăn khác hoàn toàn và cũng có một số mẹ ăn khá tốt. Nhưng cách ăn uống như thế nào để hiệu quả và mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân? Đây là một trong những vấn đề khá nhức nhối. Hãy tham khảo ngay danh sách những thực phẩm tốt cho cân nặng của bé con trong bụng mẹ bầu bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhé.

Trong suốt giai đoạn gian mang thai của người mẹ khi lựa chọn món ăn của mình thì các mẹ bầu dường như ít quan tâm tới cân nặng của bản thân mà nỗi lo lắng nhất vẫn là ăn gì để em bé trong bụng tăng cân nhanh đây là điều hết sức bình thường bởi ba mẹ nào cũng vậy luôn mong muốn con mình thật tốt nhất từ khi mang thai cho đến khi con trưởng thành và còn nhiều điều hơn thế nữa trong cuộc sống sau này. Vậy bổ xung thực phẩm như thế nào và gồm những gì?

an-gi-de-thai-nhi-tang-can

Rau củ quả và trái cây giúp bổ sung vitamin và chất xơ cần thiết cho bà bầu suốt thai kỳ

Mục lục

Bà bầu tăng cân như thế nào thì hợp lý?

Thông thường thì khi mang thai bà bầu tăng từ 10 đến 15 kg tùy theo thể trạng khác nhau của các bà bầu nhưng tăng như thế nào là hợp lý? Hợp lý ở đây có thể hiểu đơn giản là chỉ số cân nặng của mẹ phù hợp với giai đoạn phát triển của thai nhi – đó là quá trình mang cân hợp lý nhất. Muốn con phát triển đều đặn và nhận được dưỡng chất đầy đủ nhất từ người mẹ thì người mẹ cũng cần lưu ý đến yếu tố tinh thần đặt lên hàng đầu. Tâm lý bà bầu cần phải được vui vẻ và thoải mái suốt trong các giai đoạn của thai kỳ.

Chỉ số cân nặng thai nhi và cơ thể mẹ bầu

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thế giới và các chuyên gia ở Việt Nam thì mẹ bầu nên tăng khoảng 9-12kg trong thai kỳ nhưng có những mẹ tăng hơn hoặc giảm xuống đó là chuyện hết sức bình thường bởi cân nặng này cũng còn tùy vào cơ địa của từng người, cụ thể với mẹ bầu dư cân chỉ cần tăng 7-8kg, cân nặng trung bình tăng 11-16kg, mảnh khảnh tăng 12-18kg.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ rất nhiều bà mẹ do ốm nghén, bà bầu có thể bị tụt cân khoảng 1-2kg đó là chuyện hoàn toàn bình thường và giai đoạn tăng cân quan trọng và hợp lý chính là giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối để thai nhi phát triển, do đó, mẹ nên tập trung ăn bù lại giai đoạn đầu bị ốm nghén.

Cân nặng thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn với cách đo khác nhau như sau:

  • Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông – hay còn gọi là chiều dài đầu mông.
  • Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
  • Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.

Chế độ ăn uống dinh dưỡng trong 40 tuần thai

Câu hỏi luôn hiện trong đầu của mẹ nếu bác sĩ phán có vấn đề về cân nặng đó là: Ăn gì để con tăng cân trong bụng mẹ? Dinh dưỡng cho thai phụ cũng chính là nguồn năng lượng cung cấp cho thai nhi. Mẹ có thể tham khảo bảng thông tin sau:

an-gi-de-thai-nhi-tang-can-2

Mẹ tăng cân hợp lý thai nhi sẽ nhận đủ dưỡng chất cần thiết

Bảng cân nặng tiêu chuẩn của con

Tuổi thai nhi Chiều dài (cm) Cân nặng (gam)
Tuần 8 1.6 1
Tuần 9 2.3 2
Tuần 10 3.1 4
Tuần 11 4.1 7
Tuần 12 5.4 14
Tuần 13 7.4 23
Tuần 14 8.7 43
Tuần 15 10.1 70
Tuần 16 11.6 100
Tuần 17 13 140
Tuần 18 14.2 190
Tuần 19 15.3 240
Tuần 20 25.6 300
Tuần 21 26.7 360
Tuần 22 27.8 430
Tuần 23 28.9 500
Tuần 24 30 600
Tuần 25 34.6 660
Tuần 26 35.6 760
Tuần 27 36.6 875
Tuần 28 37.6 1.000
Tuần 29 38.6 1.100
Tuần 30 39.9 1.300
Tuần 31 41.1 1.500
Tuần 32 42.4 1.700
Tuần 33 43.7 1.900
Tuần 34 45 2.100
Tuần 35 46.2 2.400
Tuần 36 47.4 2.600
Tuần 37 48.6 2.900
Tuần 38 49.8 3.000
Tuần 39 50.7 3.300
Tuần 40 51.2 3.500
Tuần 41 51.5 3.600
Tuần 42 51.7 3.700

Lối sống và tinh thần trong suốt thai kỳ

Tâm lý bà bầu khi mang thai rất khó đoán biết. Suốt 40 tuần thai mẹ bầu có nhiều thay đổi rất lớn về tâm sinh lý về cảm xúc, về vị giác… Hầu hết các mẹ đều cảm thấy khó chịu khi mang thai.

3 tháng đầu thai kỳ bầu thường hồi hộp xen lẫn niềm háo hức. Điều đó có thể xuất phát từ sự tò mò của mẹ về đứa con đang thành hình trong bụng. Càng bước vào giai đoạn giữa và cuối thai kỳ cảm xúc càng khó nắm bắt. Bụng bầu lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cộng với sự thay đổi của các hoormone càng khiến thêm khó chịu.

Để giải tỏa những vấn đề này mẹ nên có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng và chia sẻ với chồng.

Ăn gì để thai nhi tăng cân – nguyên tắc ăn uống giúp thai nhi tăng cân đều

Để cân nặng của thai nhi luôn phát triển được chuẩn thì bà mẹ cần thực hiện một số khuyến cáo mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống sau:

Hàm lượng tinh bột bữa ăn trong thai kỳ

Trung bình, mỗi ngày các mẹ bầu cần phải nạp vào cơ thể ít nhất khoảng 2.300 – 2.400 calories bao gồm tinh bột, đường… Tinh bột, đường sẽ chiếm 65 – 75% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Còn lại, 20% là chất béo và 10 – 35% chất đạm.

Mỗi bữa, mẹ bầu có thể ăn từ 1-2 chén cơm, tùy theo nhu cầu năng lượng. Ngoài cơm, bầu cũng có thể ăn bún, phở, miến, ngũ cốc và các hạt như hướng dương, điều… cũng là những nguồn tinh bột phong phú

Bổ sung chất đạm cho bà bầu thế nào?

Nhu cầu dung nạp đạm thời gian đầu thai kỳ tăng lên khoảng 30% so với người bình thường. Cụ thể bà bầu sẽ phải tăng lượng thức ăn chứa đạm từ 45-60gr lên đến 75-100gr/ ngày tùy theo chị em làm việc nhiều hay ít.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhu cầu đạm dành cho cả mẹ và bé là khoảng 70gr/ngày, tương đương với khoảng 100gr thịt heo, 150gr cá hay cua, thêm 100gr lạc, 1 quả trứng… Các chuyên gia cũng khuyên thai phụ nên cân đối dùng khoảng 3 phần ăn chứa đạm loại 1 phối hợp đạm loại 2/ ngày, uống bổ sung thêm sữa khoảng 400- 500 ml/ngày, có thể dùng sữa bà bầu, sữa tươi…

Bổ sung dưỡng chất bằng hải sản, cá

Các loại thủy hải sản có hàm lượng và chất lượng đạm không kém thịt, cá, còn chất lượng chất đạm của nhuyễn thể (ốc, trai, sò…) thì không bằng và tỷ lệ các axit amin không cân đối, nhưng lại giàu chất khoáng hơn, nhất là canxi, đồng (cu) và selen (se).

Điều đáng lưu ý là phải đùng hải sản đã được nấu chín hoàn toàn. Các loại nhuyễn thể bị chết sẽ bị phân huỷ, sinh ra độc tố, đồng thời là vật trung gian truyền các loại bệnh như thương hàn, tiêu chảy, vì vậy khi ăn ốc, trai, sò… phải chú ý loại bỏ con chết, ngâm con sống sạch trước khi nấu và phải nấu chín trước khi ăn.

Cung cấp chất xơ, vitamin bằng rau xanh và hoa quả 

Cũng giống như bữa ăn hàng ngày trước khi mang thai các loại rau củ quả và chất xơ là cần thiết mỗi ngày trong mỗi bữa ăn. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón thai kỳ, làm đẹp khi mang thai.

Số lượng bữa ăn 1 ngày của bà bầu

Bà bầu nên ăn đầy đủ 3 bữa/ngày ngoài ra cần ăn thêm 2-3 bữa phụ vì thai nhi rất nhanh đói.

an-gi-de-thai-nhi-tang-can-1-1

Dinh dưỡng trong thai kỳ luôn cao hơn bình thường vì có 2 người ăn cơ mà!

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?

  • Sắt và canxi giúp thai nhi phát triển hệ xương chắc khỏe
  • Chất béo giúp phát triển trí não và tăng cân cho thai nhi
  • Sữa, trứng, thịt bò, gan động vật
  • Các loại hạt
  • Vitamin và chất xơ giúp tăng sức đề kháng
  • Gạo lức
  • Quả bơ
  • Nước cam

Gợi ý thực đơn tăng cân cho thai nhi

Nếu tham khảo chi tiết bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất mẹ thấy bé chưa đạt chuẩn cân nặng thì nên thay đổi ngay thực đơn hàng ngày của mình và bổ sung thêm các chất sau:

  • Tăng thêm 15g chất đạm/ngày. Trong đó, mẹ nên ưu tiên đạm động vật gồm sữa, thịt, trứng, thủy hải sản như tôm, cua, cá , ốc. Đạm thực vật cũng không nên bỏ qua như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu,… Trong những loại thực phẩm này còn chứa cả chất béo, vitamin rất tốt cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và tăng lượng thức ăn, chú ý tăng cường món giàu đạm, kẽm, sắt, vitamin A, C, canxi.
  • Ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm theo 4 nhóm.
  • Tăng cường nạp thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm… Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng…
  • Mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 3-4 lần để bổ sung các axít béo thiết yếu giúp phát triển trí não thai nhi.
  • Chú ý ăn đủ rau xanh, ngày 400-600 g để tránh táo bón. Bổ sung quả chín để cung cấp vitamin.
  • Không nên dùng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, ớt, hạt tiêu, giấm….
  • Nên ăn nhạt, bớt muối nhất là những bà mẹ bị phù thận để giảm phù và tai biến khi sinh.
  • Uống thêm viên sắt hàm lượng 60 mg/ngày để phòng thiếu máu thiếu sắt, uống cho đến sau khi sinh 1 tháng. Chú ý khi uống sắt phải bổ sung thêm vitamin C giúp hấp thu sắt 100%.
  • Lượng canxi cần bổ sung trong suốt thời gian mang thai là 800-1.000 mg một ngày.
  • Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại vitamin: A; D; B1,2,6; C… Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất như canxi, phốt pho.
  • Mẹ cũng nên dành thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt hoặc bổ sung vitamin D hàng ngày.

Nguồn: www.marrybaby.vn

Từ khóa tìm kiếm trên Google

ăn gì để thai nhi tăng cân

cách tăng cân nặng cho thai nhi

Để thai nhi tăng cân nhanh 3 tháng cuối