Nên ăn gì để thai nhi khoẻ mạnh và tăng cân nhanh trong tháng cuối

an-gi-de-thai-nhi-tang-can-nhanh-thang-cuoi

Nên ăn gì để thai nhi khoẻ mạnh và tăng cân nhanh trong tháng cuối hiện nay đang là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Đặc biêt là 3 tháng cuối, thai nhi rất cần các chất dinh dưỡng như đạm, sắt, chất bèo, tinh bột… Hãy lắng nghe một số chia sẻ từ Nhật Ký Mẹ Và Bé nhé.

Trong những tháng cuối thai kỳ là thời điểm hoàn thiện các chức năng của cơ thể em bé chính vì vậy dưỡng chất và sự trao đổi của các bé là hoàn cần thiện và quan trọng. Trong thời gian cuối bé có thể tăng lên khoảng 500g/tuần, tương đương 2kg – 2.5kg/tháng. Điều này đồng nghĩa với việc bé sẽ tăng hơn sấp xỉ 1 kg so với tháng trước để đạt được cân nặng đủ để khỏe mạnh trước khi trào đời, khoảng 3kg – 3.4kg – đây là cân nặng lý tưởng dành cho các con pháp triển khi ra ngoài cơ thể mẹ. Chính vì vậy chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng vậy nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh và tăng cân nhanh trong tháng cuối?  Cùng tham khảo những thực phẩm giúp thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối, mẹ nhé!

an-gi-de-thai-nhi-tang-can-nhanh-thang-cuoi

Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối là mối quan tâm của rất nhiều mẹ bầu

xem thêm:

5 bí kíp chăm sóc sức khỏe cho bà bầu

10 cách dạy con thông minh

Mục lục

Các thực phẩm giàu đạm – giúp tăng cân cho bé trong tháng cuối

Đối với thực phẩm giàu chất đạm không chỉ mang lại những dưỡng chất cho mẹ và bé thì thực phẩm giàu đạm cũng là thực phẩm giúp thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối cực kỳ hiệu quả, chính vì vậy các mẹ bầu nên bổ xung tích cực các thực phẩm giàu đạm cho cơ thể trong những tháng cuối nha. Chất đạm giúp hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng tế bào và tái tạo máu. Đồng thời cũng sẽ không khiến mẹ bị béo hoặc tăng cân quá nhanh. Một số thực phẩm giúp bổ sung đạm hiệu quả nhất an toàn dành cho các mẹ bầu chính là các thực phẩm hoặc chế phẩm từ: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu hũ,…

Các mẹ chú ý đừng bao giờ để thiếu những chất này bởi theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng thì chế độ ăn nghèo chất đạm sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi lên đến 30% và điều này sẽ sảy ra hiện tượng thai chết lưu, bên cạnh đó số lượng tế bào não ít, ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não của thai nhi – đây là lý do khiến em bé chậm phát triển trí não.

Lưu ý: Vấn đề này khá quan trọng với các mẹ bầu đó là hiện tượng thiếu đạm không tốt nhưng bên cạnh đó hiện tượng thừa đạm khi mang thai cũng là yếu tố không tốt bởi khi đạm trong cơ thể thừa sẽ dẫn đến hiện tượng cản trở khả năng hấp thu can-xi của cơ thể mẹ, dẫn đến hiện tượng con bị còi cọc, sự phát triển hệ xương không nhiều chính vì vậy không được bỏ qua nha. Có một thắc mắc nữa chính là bổ xung như thế nào là đủ ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển hệ xương của thai nhi. Vì thế hãy chỉ ăn một lượng vừa phải khoảng 70gr và điều độ mỗi ngày.

Nạp đủ đường, tinh bột và ngũ cốc giúp thai nhi khỏe mạnh

Trong hoa quả, trái cây có chứa lượng đường tự nhiên tốt và rất cần thiết đối với cơ thể người mẹ khi mang thai, một số sản phẩm chứa tinh bột như ngũ cốc, gạo, ngô… chứa lượng tinh bột rất dồi dào nhưng cũng không nên sử dụng tinh bột quá nhiều bởi sử dụng tinh bột quá nhiều trong giai đoạn mang thai bà mẹ dễ dẫn đến hiện tượng tiểu đường thai kỳ khá nguy hiểm đối với các mẹ bầu và sức khỏe em bé. Đối với tinh bột mẹ chỉ nên ăn từ 2 – 3 chén cơm mỗi ngày nếu không mẹ sẽ bị tăng cân nhanh. Một chú ý khá quan trọng đối với các mẹ bầu chính là tinh bột hạn chế bổ xung sau 8 giờ tối bởi thời gian ngắn cơ thể ít vận động sẽ khiến cho các dưỡng chất không thể chuyển hóa một cách hiệu quả trong cơ thể người mẹ. Các mẹ nên ăn nhiều ngũ cốc, gạo lức vì đây là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và còn bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón khi mang thai.

Hàm lượng vitamin và chất xơ trong các loại hoa quả không chỉ tốt với cả người lớn mà nó cũng khá tốt cho sự phát triển của thai nhi mà bạn nên biết. Hàm lượng vitamin được bé hấp thụ trực tiếp thông qua giao tiếp giữa mẹ sang con nó còn có ích cho quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Tuy nhiên, mẹ nên tránh xa những loại quả quá nhiều đường, bởi chúng có thể làm bạn nhanh tăng cân và mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Sữa và phô mai – Nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh

Thành phần không thể thiếu đến sự phát triển của thai nhi chính là sữa bởi trong bữa ăn hàng ngày của cơ thể không đủ cung cấp dưỡng chất dành cho mẹ và bé nhất là trong giai đoạn cuối, rất cần cho sự phát triển của thai nhi trong những tháng cuối. Trong thành phần của sữa chứa rất nhiều protein, can-xi và carbohydrate, có lợi trong việc tăng cân của thai nhi. Ngoài việc uống nhiều nước, mẹ nên tăng cường uống sữa để cung cấp cho cơ thể nhiều calo hơn. Tuy nhiên nên chọn các loại sữa tươi không đường vì sữa có đường có thể gây nên tình trạng khó tiêu, tiêu chảy hoặc nghén nếu cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường có trong sữa. Hơn nữa, lượng đường trong sữa sẽ làm mẹ béo lên nhanh hơn nhiều sơ với sự tăng cân của bé.

Bên cạnh sữa đơn thuần thì mẹ có thể ăn thêm phô mai vì chúng cũng nhiều sữa, protein, can-xi, chất béo… chắc chắn giúp thai nhi tăng cân.

Thông tin thú vị cho mẹ bầu: Bạn có biết cân nặng thai nhi tỷ lệ thuận với lượng sữa bà bầu uống mỗi ngày? Theo nghiên cứu, cứ mỗi ly sữa mẹ “nạp” vào, trọng lượng bé cưng sẽ tăng thêm 41gr. Quá lý tưởng cho những mẹ bầu muốn thai tăng cân nhanh tháng cuối đúng không nào?

Nguyên tắc dinh dưỡng cho giai đoạn cuối thai kì

Nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh và tăng cân nhanh chóng vào tháng cuối tuy là rất quan trọng, nhưng việc duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ mới thực sự cần cho một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy, dù tăng cường những thực phẩm trên đây, mẹ cũng đừng quên nguyên tắc dinh dưỡng sau nhé!

  • Uống nhiều nước
  • Ăn đa dạng thực phẩm và đủ bữa trong ngày với khoảng cách 4 tiếng/ bữa ăn.
  • Thăm khám thường xuyên để tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn phù hợp với yêu cầu cân nặng của thai nhi. Tránh tăng cân quá nhiều hoặc thiếu chất đối với bé vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não.
  • Chú ý các vi chất như sắt, canxi, magie, kẽm, vitamin A, B, C, D, E…